Chẩn đoán Gãy xương gót

Hình ảnh gãy xương gót trên CT

Xquang truyền thống thường là công cụ đánh giá đầu tiên khi nghi ngờ đến gãy xương gót. Các góc chụp nên dùng gồm (a)trục, (b) trước sau, (c) nghiêng, (d) các góc chụp tư thế gấp mu và xoay trong bàn chân. Tuy nhiên, phim Xquang thường rất giới hạn trong việc định hình giải phẫu xương gót, nhất là vùng khớp dưới sên. Phim CT hiện nay là phép chẩn đoán hình ảnh tốt nhất đển đánh giá tổn thương xương gót và đã thay thế phim Xquang trong việc phân loại gãy xương gót.[12] Hai góc phim trục và trước được ghi hình để nhìn đủ được các khớp gót, dưới sên, gót hộp và sên ghe.

Phân loại

Góc Bohler[13]Góc Gissane

Xương gót là xương lớn nhất trong các xương cổ chân và khớp với xương hộp ở phía trước, xương sên ở phía trên. Nó chịu trách nhiệm truyền tải phần lớn trọng lượng cơ thể từ xương sên xuống đất.

Gãy xương gót được chia thành gãy phạm khớp và gãy ngoài khớp dựa trên việc có tổn thương vào khớp dưới sên hày không. Gãy phạm khớp thường gặp hơn và liên quan đến mặt khớp sên sau của xương gót. Phép đánh giá Sanders nhóm các dạng gãy phạm khớp thành bốn kiểu dựa trên vị trí đường gãy ở diện khớp sau. Gãy ngoài khớp ít gặp hơn và có thể ở bất kì đâu nhưng ngoài khớp dưới sên.[12] Gãy không phạm khớp được phân loại dựa trên vị trí gãy ở phía trước (kiểu A), giữa (kiểu B) hay sau (kiểu C).[14]

Góc Gisane là góc tạo bởi hai dốc xuống và lên của mặt trên xương gót. Trên phim phía ngoài, góc Gissane > 130° gợi ý đến gãy ở mặt khớp dưới sên sau. Góc Bohler, hay "góc lồi củ", là một địa chỉ giải phẫu thông thường khác được đọc trên phim ngoài. Góc này được tạo bởi giao lộ của 1) một đường từ điểm cao nhất của diện khớp sau đến điểm cao nhất của lồi củ sau, và 2) một đường từ đỉnh điểm diện khớp sau đến điểm cao nhất trên diện khớp trước. Góc Bohler thường khoảng 25° đến 40°.[13] Góc này giảm chỉ điểm cho việc gãy xương gót.

Hệ thống đánh giá Sanders là hệ thường dùng nhất để phân loại các thể gãy phạm khớp. Có tổng cộng 4 dạng:

  1. Gãy kiểu I là gãy không di lệch (di lệch < 2 mm).
  2. Gãy kiểu II có một đường gãy phạm khớp chia xương gót thành 2 mảnh.
    • Kiểu IIA: gãy ở khoảng ngoài của xương gót.
    • Kiểu IIB: gãy ở khoảng giữa của xương gót.
    • Kiểu IIC: gãy ở khoảng trong của xương gót.
  3. Gãy kiểu III có hai đường gãy phạm khớp chia xương gót làm 3 mảnh khớp.
    • Kiểu IIIAB: có hai đường gãy, một ngoài và một giữa.
    • Kiểu IIIAC: có hai đường gãy, một ngoài và một trong.
    • Kiểu IIIBC:có hai đường gãy, một ngoài và một giữa.
  4. Gãy kiểu IV gồm các thể gãy có ba hoặc nhiều hơn đường gãy phạm khớp.

Gãy không phạm khớp gồm tất cả các dạng gãy không phạm vào diện sau của khớp dưới sên.

  • Kiểu A phạm vùng xương gót trước.
  • Kiểu B phạm vùng xương gót giữa. Vùng này gồm có mỏm chân đế sên, ròng rọc mác và mỏm ngoài lồi củ.
  • Kiểu C phạm vùng xương gót sau, gồm có lồi củ sau và mỏm trong lồi củ.